Đăng nhập | Đăng ký Giờ làm việc: 8h30 - 19h30 | Thứ 2 - Thứ 7
Hotline tư vấn
0965.579.456
Ms An
Đại Lợi Sofa Bộ sưu tập Sofa vải nỉ đẹp nhất hiện nay

Bộ sưu tập Sofa vải nỉ đẹp nhất hiện nay

28/10/2018

Bộ sưu tập Sofa vải nỉ đẹp nhất hiện nay

Sofa vải nỉ không còn xa lạ gì trong đời sống của chúng ta. Đối với gia đình theo phong cách hiện đại năng động và trẻ trung phù hợp với khí hậu, dân số trẻ tại Việt Nam. Hãy cùng Nội Thất Đại Lợi tìm hiểu về sản phẩm? Chất liệu vải nỉ hay dùng? Ưu nhược điểm của dòng sofa này và cách thiết kế sofa cho phòng khách của bạn tuyệt đẹp. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây.

Vải nỉ là gì?

Vải nỉ là chất liệu làm len và vải, bề mặt được bao phủ bởi lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ cho người ngồi hay chạm vào cảm giác mượt êm ái và ấm áp.  Nỉ thực chất không phải là hàng dệt mà nó được tạo bởi các ép các sợi vải thành một lớp mỏng.

Vải nỉ là gì?
Vải nỉ là gì?

Nguồn gốc độ phổ biến của Vải Nỉ

Vải nỉ bắt đầu phổ biến trên thế giới từ những năm 1990 và phát triển cho đến ngày nay. Vải nỉ được ứng dụng đa dạng trong đời sống như vỏ bọc ghế sofa, may quần áo, làm chăn, gối, thảm, túi sách, khăn… Ngoài ra nó còn được ứng dụng vào ngành vũ trụ sử dụng làm áo mặc cho các phi hành gia, đồ bơi, leo núi,…

Phân loại vải nỉ

Phân loại vải nỉ thường phân loại theo chất liệu, màu sắc, ứng dụng, xuất xứ dưới đây Đại Lợi xin đưa ra 3 loại vải nỉ chính phổ biến tại thị trường Việt Nam.

  • vải nỉ thường: 

Đây là loại phổ biến nhất hiện nay sử dụng trong may mặc quần áo thời trang… Loại này có độ co giãn tốt và có giá thành rẻ

  • Vải nỉ Hàn Quốc ( Korea )

Đây là loại vải nỉ nhập trực tiếp từ Hàn Quốc về Việt Nam và có độ bền cao, bề mặt nhẵn mềm mại thường được dùng làm gối ôm, gấu bông hay bọc.

  • Vải nỉ da cá

Được làm từ 35% sợi bông tự nhiên và 65% sợi tổng hợp Polyester. có 2 lớp tạo cảm giác dày dặn độ bền cao, tính co giãn tốt chuyên làm chăn, đệm sofa, bọc ghế

Bộ sưu tập sofa nỉ đẹp

Đây là bộ sưu tập sofa chất liệu đẹp nhất với thiết kế hiện đại tinh tế được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn nhiều nhất.

Mẫu 1 Sofa vàng nỉ cho văn phòng

Mẫu 1 Sofa vàng nỉ cho văn phòng
Mẫu 1 Sofa vàng cho văn phòng

Mẫu 2 – Sofa nỉ văn phòng

Mẫu 2 - Sofa nỉ văn phòng
Mẫu 2 – văn phòng

Mẫu 3 – Sofa nỉ phòng khách

Mẫu 3 - Sofa nỉ phòng khách
Mẫu 3 – phòng khách góc L đóng theo yêu cầu khách hàng

Mẫu 4 – Sofa nỉ chữ L 

Mẫu 4 - Sofa nỉ chữ L 
Mẫu 4 –  chữ L

Mẫu 5 – sofa nỉ thiết kế hiện đại

Mẫu 5 - sofa nỉ thiết kế hiện đại
Mẫu 5 – thiết kế hiện đại

Mẫu 6 – Sofa nỉ thư giãn

Mẫu 6 - Sofa nỉ thư giãn
Mẫu 7 - Sofa nỉ phong cách Nhật Bản
Mẫu 7 – phong cách Nhật Bản

5 lưu ý khi mua sofa nỉ

5 lưu ý khi mua sofa nỉ
5 lưu ý khi mua sofa
  • Xác định rõ nhu cầu sử dụng mục đích sử dụng để mua bộ sofa phù hợp
  • Xác định rõ không gian để sofa để thiết kế Sofa nỉ vừa kích thước và phù hợp với màu sắc không gian nội thất sẵn có
  • Tránh mua sofa nỉ không thể tháo rời sẽ khó khăn trong công tác vệ sinh
  • Mua sofa tại nơi uy tín hiểu về cấu tạo chất liệu cấu thành sofa để tránh mua phải sofa rẻ gây ức chế một số tiêu chí ( khung sofa là gỗ gì? Mút đệm sofa loại gì, vải nỉ loại gì? … )
  • Tìm nơi có dịch vụ bảo hành sofa dài hạn và dịch vụ sau bán hàng tốt

Những lưu ý cần biết khi sử dụng sofa

  • Thường xuyên lau bẩn cho sofa nỉ mỗi tuần từ 2 đến 3 lần, và vệ sinh các góc bẩn của sofa bằng chổi, dụng cụ vệ sinh, máy hút bụi …
  • Giặt Sofa theo định kỳ và sử dụng chất tẩy chuyên dụng cho vải . Do vài nỉ dễ bắt bẩn và mồ hôi công tác giặt sẽ làm sạch bề mặt sofa và nấm mốc. Tuy nhiên tránh giặt nhiều sẽ làm bay màu hoặc làm nhanh hỏng bề mặt sofa.
  • Tránh để nơi trực tiếp với ánh nắng và hơi nước nhiều
  • Tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh lên bề mặt sofa
  • Tránh nửa và chất gây nổ dễ làm hỏng bề mặt sofa
  • tránh vật sắc nhọn rất dễ gây tổn thương bề mặt sofa

Cách vệ sinh Sofa bị dính mực, cafe, đồ ăn dầu mỡ

Cách vệ sinh Sofa bị dính mực, cafe, đồ ăn dầu mỡ
Cách vệ sinh Sofa bị dính mực, cafe, đồ ăn dầu mỡ
  • Với vết mực, cafe hay đồ ăn dầu mỡ khi bị dính lên bề mặt Sofa bạn có thể sử dụng 2 cách 1 là dùng cồn y tế để đổ trực tiếp lên vết bẩn hoặc sử dụng chất tẩy chuyên dụng của Sofa có bán trên thị trường giá tầm 150,000vnd/ hộp. Sau đó dùng vải mềm lau sạch. Hoặc dùng giấy hút nước để chất bẩn thấm sang giấy.
  • Sử dụng bình xịt nước chuyên dụng, xịt trực tiếp lên bề mặt sofa sau đó để từ 2 đến 3 phút rồi lau bằng giấy hoặc vải mềm. Sau đó dùng máy sấy tóc để làm khô bề mặt sofa.