Thị trường F&B đang chứng kiến sự nở rộ của những quán cafe với không gian mới lạ, thức uống độc đáo được đầu tư bài bản và tỉ mỉ. Vậy mở quán cafe cần chuẩn bị những gì để ghi được dấu ấn với khách hàng? Kinh doanh cafe có thực sự dễ không? Và cần chuẩn bị những gì để giảm thiểu thất bại khi kinh doanh cafe? Dưới đây là 12 bước bạn cần lưu ý nếu đang chuẩn bị bắt tay vào gây dựng nên một mô hình cafe cho riêng mình.
Nhiều người khi mở quán cafe thường bỏ qua bước nghiên cứu thị trường mà bắt đầu ngay với bước xây dựng ý tưởng kinh doanh. Tuy nhiên, đây chính là lý do đầu tiên dẫn đến việc các quán cafe sau một thời gian mở cửa đều ngậm ngùi treo biển sang nhượng.
Đúng như câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu thị trường luôn luôn là một bước không thể thiếu cho dù bạn kinh doanh cà phê hay bất cứ thứ gì.
Về cơ bản, khi khảo sát thị trường, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:
Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thông qua các công ty bán báo cáo nghiên cứu hoặc tự thực hiện. Có thể khảo sát offline hoặc online (Google, bảng biểu, Facebook, v.v…) để thu thập được các thông tin như: độ tuổi khách hàng, giới tính, công việc, mức thu nhập hàng tháng, chi phí họ bỏ ra để giải trí, khu vực sinh sống, v.v…
Nếu không có kế hoạch tài chính cụ thể, rất dễ bạn bị “hớ” trong các khoản chi. Lập kế hoạch chi tiết để bạn cân đo các chi phí sao cho hợp lý. Dưới đây là một vài hạng mục chính bạn cần thêm vào kế hoạch của mình:
Phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ địa điểm mở quán. Bạn có thể chọn những khu vực gần trường học, trung tâm thương mại, Khu văn phòng, siêu thị….Hoặc tất cả những nơi có mật độ dân số cao. Vì yếu tố địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bài cũng như lợi nhuận của quán cafe bạn chuẩn bị kinh doanh
2 yếu tố quan trọng nhất khi mở quán cafe là mặt bằng và chất lượng đồ uống của bạn. Điều bắt buộc phải có là làm tốt 1 trong 2 yếu tố trên. Nếu được cả 2 thì thật tuyệt vời. Khách hàng có muốn quay trở lại quán của bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố này
Tuy nhiên mặt bằng cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như :
Việc pha chế đồ uống để kinh doanh khác so với việc pha chế đồ uống để uống, vì pha chế đồ uống để kinh doanh còn cần chú ý đến vấn đề làm sao để giảm giá cost, tăng tốc độ quy trình pha chế, món đồ uống đó có thực sự hợp với thị hiếu không… Tương tự như vậy cách lên menu cho quán cafe cũng rất khác biệt và cần phải chú ý đến rất nhiều vấn đề. Cùng tìm hiểu cách lên menu đồ uống cho quán cafe để tối đa lợi nhuận ngay sau đây nhé.
Một quán cà phê dù truyền thống hay hiện đại đều có những món đồ uống cơ bản không thể thiếu sau:
Cà phê: Quán cafe thì tất nhiên không thể thiếu món đồ uống cafe này rồi. Đó có thể là cà phê đen, cà phê sữa truyền thống đậm đà vị cà phê. Hay những cốc cà phê máy mới lạ thơm ngon như Capuchino, Latte, Mocha, Espresso…
Trong menu quán cafe của bạn nên có cần bằng các đồ uống cafe, cần cập nhật các đồ uống cafe theo trend hoặc theo xu hướng thị trường hiện nay. Cần cập nhật và làm mới hướng vị cà phê liên tục để tạo sự cạnh tranh
Các thức uống từ trái cây như: nước ép với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao luôn được nhiều người lựa chọn, các loại như nước ép dâu, dứa, cóc, táo, cam… Sinh tố hoa quả cũng là nhóm đồ uống mà menu đồ uống nào cũng nên có, các vị như sinh tố bơ, chanh tuyết, việt quất… Đồ uống đá xay cũng là món đồ uống phổ biến mà quán cafe nên có.
Đồ uống từ trà: nhóm đồ uống trà, dù là trà nóng hay trà lạnh cũng rất cần thiết nên có trong menu đồ uống, với cách pha chế khá đơn giản với các vị phổ biến như trà đào cam sả, trà táo bạc hà,…Mọi người thường nghĩ rằng quán cafe thì đồ uống chỉ có cafe. Tuy nhiên để tạo sự khác biệt và tạo ra sự cạnh tranh với đối thủ thì bạn phải biết cách lên menu cho quán cafe sao cho phù hợp với xu hướng của thị trường. Đồ uống từ trà hiện nay đang được giới trẻ và văn phòng rất yêu thích vì vậy không thể không bổ sung và menu quán cafe
Ngoài những món đồ uống phổ biến mà hầu như quán cà phê nào cũng có. Thì việc có thêm các loại đồ uống theo mùa, theo trend sẽ khiến menu trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn nhiều.
Các loại đồ uống theo mùa như trà nóng, cacao nóng, socola nóng… Chuyên phục vụ cho mùa đông thì bạn nên có menu nhỏ phục vụ thêm những món đồ uống này vào mùa đông chứ không nên phục vụ đại trà. Vì ngoài mùa đông lượng tiêu thụ của các món đồ uống này đều rất thấp. Nếu vẫn cố duy trì bán trong mùa hè sẽ khiến các chi phí duy trì trở nên lãng phí hơn.
Các loại đồ uống theo trend sẽ góp phần tạo nên màu sắc đa dạng cho thực đơn. Vì thế việc cần làm của các chủ cửa hàng đó chính là không ngừng tìm kiếm. Sáng tạo các món đồ uống mới ngon hơn và chủ động tìm hiểu thị trường. Cũng như đối thủ cạnh tranh để có thể liên tục cập nhật các món đồ uống mới nhất theo thị hiếu.
Các loại combo cũng là điều mà khá nhiều khách hàng yêu thích. Các combo có thể bao gồm món đồ uống với đồ ăn vặt kèm theo. Thông thường khách hàng đều có xu hướng lựa chọn combo nhiều hơn khi họ phải xem một hàng dài những món đồ uống. Đồ ăn kèm khiến họ bối rối không biết nên chọn gì.
Và vì thế ở các combo, cửa hàng nên đặt những món đồ uống nổi trội của mình, hoặc những món đồ uống đang được ưa chuộng nhất.
Bước tiếp theo trong cách lên menu cho quán cafe hiệu quả nhất là cần cân bằng menu của quán. Sao cho phù hợp với giá thị trường nguyên liệu
Giá của nguyên vật liệu để pha chế các món đồ uống luôn biến động theo mùa. Đặc biệt là với các nguyên liệu như hoa quả, nhưng giá đồ uống thì không thể thay đổi liên tục theo giá nguyên liệu như vậy được. Vì thế khi lên menu đồ uống, chủ cửa hàng cần biết và đánh giá trước vấn đề này. Từ đó đưa ra mức giá phù hợp sao cho những thời điểm giá thị trường nguyên vật liệu cao cũng không gây lỗ cho cửa hàng.
Sau khi đã có sơ bộ những món đồ uống sẽ có trong menu của quán thì việc tiếp theo là xác định chi phí, xác định giá của các món đồ uống đó.
Để có thể tính được giá của một món đồ uống chủ cửa hàng cần biết những chi phí sau:
Thứ nhất chi phí mua nguyên vật liệu. Chi phí này sẽ chiếm 30 – 35% giá bán ra của sản phẩm.
Ngoài ra các chi phí khác như: tiền thuê mặt bằng. Tiền lương cho nhân viên. Các hóa đơn điện nước duy trì hoạt động của quán.
Việc xác định chi phí và giá cho đồ uống cần phải phụ thuộc vào chi phí cho nguyên vật liệu trung bình, số lượng đồ uống dự tính bán ra và điểm hòa vốn.
Hình thức của menu cũng khá quan trọng vì khách hàng dựa vào đó để đánh giá mức độ tiện lợi và chuyên nghiệp của cửa hàng, từ đó khách hàng có thể sẽ ưng ý và quay lại.
Về hình thức menu thì có 3 dạng như sau:
đây là hình thứ menu phổ biến nhất hiện nay. Menu một tờ sẽ là menu liệt kê hết tất cả các loại đồ uống, đồ ăn kèm… rất thuận tiện cho khách xem 1 lượt các loại đồ và dễ dàng hơn khi gọi. Ngoài ra loại menu này cũng khá tiết kiệm, dễ dàng cho quán khi muốn thay đổi. Bổ sung thêm đồ uống mới hoặc tăng hay giảm giá. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là khó có thể nhấn mạnh được đâu là đồ uống nổi trội đặc biệt nhất của quán. Cũng hạn chế trong việc thiết kế, khó thiết kế độc đáo đáng nhớ.
cũng tương tự như menu tờ thì quyển menu cũng cung cấp toàn bộ đồ uống đồ ăn phục vụ ở quán. Nhưng ưu điểm hơn là nó có nhiều diện tích để cửa hàng phân chia đồ uống thành những nhóm phù hợp. Thể hiện sự chuyên nghiệp của quán và có cả diện tích để thêm cả hình mình họa. Tuy nhiên chi phí của một quyển album sẽ cao hơn nhiều.
Là menu thường được treo ở quầy bar, nơi order đồ uống, thường áp dụng nhiều hơn cho những quán cafe take away hoặc những quán có truyền thống gọi đồ trả tiền trước khi uống. Menu bảng này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và đầu tư của quán hơn nhiều.
Tên quán cà phê rất quan trọng khi bạn đang muốn hoặc có dự định kinh doanh quán quán cà phê. Tên quán cà phê được chủ quán nghiên cứu tỉ mỉ. Tìm hiểu kỹ đặt tên sao cho phù hợp với phong cách, phong thủy và đặc biệt là để khách hàng dễ nhận biết thương hiệu nhất có thể.
Tên quán cà phê cần được đặt để phản ánh đúng đối tượng khách hàng mà họ cung cấp và kết hợp thêm một số yếu tố như: Ngắn gọn, dễ nhớ, độc lạ, ấn tượng hoặc gây cảm giác tò mò… Làm được điều này thì khách hàng sẽ nhớ mãi mỗi khi muốn đi uống cà phê đấy.
Aroma Mocha | Grinders Cafe | Steamy Beans Coffee |
---|---|---|
Beany Business | Impresso Espresso | The Coffee Club |
Boston Barista | Jacked Up Coffee | The Family Bean |
Club Coffee | Jumpin’ Beans Cafe | The Friendly Bean |
Coffee Express | Jumpstart Coffee Shop | The Grind |
Có rất nhiều người ưu tiên việc đặt tên quán cà phê hợp theo phong thủy vì họ tin rằng: Tên quán cà phê hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho việc làm ăn kinh doanh.
Vì vậy! Tên quán cà phê đặt theo phong thủy được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu thật kỹ.
Với những bạn muốn quán cà phê của mình hợp phong thủy có thể xem thêm bài: Lưu ý kích thước bảng hiệu theo phong thủy
Sau đây là một số cách để xác định được mệnh và ngũ hành để đặt tên quán cà phê phù hợp với mệnh hoặc ngũ hành (Phong thủy) đó.
Theo mệnh | Theo ngũ hành |
Chữ cái thuộc hành Kim: C, Q, R, S, X | Thủy + Mộc (Thủy nuôi dưỡng cây sinh trưởng) |
Chữ cái thuộc hành Mộc: G, K | Mộc + Hỏa (sự tăng cường Mộc khiến cho lửa tăng cường) |
Chữ cái thuộc hành Thủy: Đ, B, P, H, M | Hỏa + Thổ (Hỏa khiến cho Thổ thuần khiết) |
Chữ cái thuộc hành Hỏa: D, L,N,T,V | Thổ + Kim (Kim được Thổ bảo hộ) |
Chữ cái thuộc hành Hỏa: D, L,N,T,V | Kim + Thủy (Kim khiến Thủy phú quý) |
Tên quán cà phê mang ý nghĩa tượng trưng hoặc gợi nhớ hình ảnh thường sẽ giúp khách gợi nhớ về hình ảnh đặc biệt của quán cà phê.
Tên quán cà phê loại này có thể tạo sự lãng mạn giúp khách khách tò mò và dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí tên quán của bạn. Ví như quán “Cafe Thức” dưới đây: Chỉ một từ thôi nhưng người ta luôn nhớ đến một quán cafe luôn mở 24/24h.
Giọt Nắng | Chợt nhớ | Dạ Khúc |
Nắng Mới | Phong Trần | Riêng một góc trời |
Nắng Xuân | Cafe mưa bay | Thủy Trúc |
Chiều Xuân | Giọt Đắng | Hoa Viên |
Ban Mai | Quên | Mộc Hoa Viên, |
Nhiệt Đới | Nhớ | Cà Phê Cuối Tuần |
Mây Hồng | Một cõi đi về | Hội Ngộ |
Biển Cạn | Sông Xanh | Sông Quê |
Đất Hứa | Sỏi Đá, | Bụi |
Chốn Xưa | Miền Đất Lạ | Lãng Du |
Lối Xưa | Lối Củ | Lối Về |
Tiếng Xưa | Góc Phố | Góc Riêng |
Không Gian xưa | Phố Đông | Tiếng dương cầm |
Phố Xưa | Hè Phố | Tuổi Ngọc |
Dáng Xưa | Hợp Phố | Khoản Lặng |
Cung Đàn Xưa | Phố Biển | Cát Bụi |
Thềm Xưa | Rừng Phố | Nhịp Sống |
Đặt tên quán cafe đẹp theo một chữ duy nhất thường sẽ mang ý nghĩa nhất định.
Khách hàng nhìn vào sẽ thấy được quán của bạn độc đáo và mang một phong cách riêng biệt cho quán.
Một số cái tên gợi ý cho bạn như: Lặng, Mộc, Xoan, Tròn, Trầm, Nhớ…
Đặt tên quán cafe theo con số giúp khách hàng hiểu ngay đến thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Ví dụ như: 1985, 1992,..hay theo biển số xe: 65, 29, 55, 69,…Hoặc cũng có thể một con số nào đó mà bạn yêu thích.
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho quán cafe mình và đặt tên cho quán cà phê phù hợp với những đối tượng đó.
Ví dụ như: Những người yêu thích nhạc Trịnh, có thể đặt tên: Quán cafe Cố Đô, Trịnh Ca. Đối với khách nữ teen có thể đặt là: 2!Tea.
Sài Gòn và Hà Nội là những nơi mà khách hàng có dịp ghé qua sẽ thấy nhiều quán cà phê có tên độc lạ dọc 2 bên đường. Bạn có thể thường thấy những câu gọi, câu cảm thán, từ ngữ địa phương hoặc từ giới trẻ sử dụng nhiều hiện nay.
Một số gợi ý đặt tên quán cà phê độc lạ và hay như: Uống bao phê, Chất hơn nước cất, Cafe Lóc cóc, Cafe hết xảy, Cafe chủ tịch,…Đây là những tên đã quen thuộc với nhiều người đặc biệt là giới trẻ.
Một cách khác để tạo cho khách hàng nhớ đến quán cafe của bạn là đặt tên quán cà phê theo địa chỉ như tên đường hoặc khu phố.
Cách đặt tên này vừa tiện lợi giúp khách hàng nhớ cả địa chỉ quán để mỗi lần tìm đến không cần phải kiểm tra lại địa chỉ. Nhiều khi bạn xây dựng được thương hiệu quán cafe của mình.
Trước khi mở quán cafe, bạn phải xác định được đối tượng khách hàng mình hướng tới là ai: học sinh, sinh viên, dân văn phòng hay những nhóm khách hàng cùng chung sở thích.
Quán “Cafe Trịnh Ca” là một ví dụ, khi khách hàng nhắc đến quán là sẽ nghĩ ngay ly cafe cùng những bản nhạc để đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và dĩ nhiên khách ruột của quán đều là những yêu thích dòng nhạc Trịnh.
Hay cái tên “Nhà sàn ART cafe” là nghĩ ngay đến quán được thiết kế theo kiểu nhà sàn.
Đây là một phương thức tiếp thị rất thành công, bởi chỉ cần nghe tên là khách nhớ ngay đến hình ảnh và đặc điểm nhận diện của quán café
Một số gợi ý đặt tên quán cafe theo phong cách, đặc điểm của quán gồm: Chuỗi quán cà phê Retro theo phong cách cổ điển, hay ngay khi nghe đến những cái tên café Vườn, Café Sách, Cafe Mèo, Cafe Rang xay nguyên chất… Cây Đa, Cây Si, Cây Đề, Vườn Chuối, Cây Cau, Cây Sung, Cây Bàng, Hoa Sửa, Cỏ May, Cây Xoài…
Đặt tên quán cà phê theo tên của chủ quán giúp quán đó thể hiện cá tính, cái tôi và đẳng cấp thương hiệu họ tạo nên.
Tuy nhiên, đặt tên theo cách này dễ bị trùng với những người cùng tên nên hãy cân nhắc cẩn thận trước khi chọn. Nếu không muốn trùng, người dùng có thể lấy biệt danh đặt thường ngày + với tên thật.
Một số gợi ý đặt tên quán cafe theo biệt danh hoặc tên của chủ quán cà phê như: Cà phê Chú Tèo, cà phê Na Na, Cà Phê An Nhiên, Cà phê Oanh…
Đặt tên quán cà phê theo phong cách cách thiết kế của quán cà phê là một sự gợi nhớ từ tên khớp với cách trang trí để khách hàng ấn tượng sâu sắc hơn.
Một số gợi ý đặt tên theo phong cách thiết kế của quán cà phê như:
Tên quán Cafe theo phong cách của quán | Ý nghĩa |
Mộc Cafe | Mộc là mệnh của tôi (1972) – với thiết kế sử dụng vật liệu 100% là gỗ nên tôi gọi quán là Mộc. |
Trúc Cafe | Từ ngoài vào trong, nơi đâu bạn cũng sẽ thấy những khóm trúc xinh xắn, ngay bàn ghế cũng thiết kế bằng trúc luôn. |
Cà phê Ngược | Mọi thứ đảo ngược là điểm đặc biệt của quán cà phê này, tất cả nội thất đều được để ngược như: Cửa sổ, cửa ra vào, trần nhà, đèn… |
Lá Cafe | Nơi đây các bạn sẽ chiêm ngưỡng một không gian lợp bằng lá cọ, tuy mưa có thể giột 1 chút nhưng đó là thi vị của cuộc sống. |
Cafe Vườn | Khu vườn 300 m2 chính là nơi bạn sẽ được ngồi với những tán cây lớn, dịu mát vào những buổi chiều hè, đắm mình vào thiên nhiên hoang sơ. |
Rọi Cafe | Chúng tôi Setup mỗi bàn một chiếc đèn rọi từ trên trần thả xuống và chúng tôi gọi đây là Rọi Cafe. |
Cafe Đèn | Toàn bộ không gian đều phủ một màu đen, buổi tối là lúc chúng tôi thắp những cây đèn bão để soi sáng bàn Cafe. |
Cà phê Bồn Cầu | Khách bước vào quán cà phê không khác gì bước vào thế giới khác lạ của những chiếc bồn cầu đủ màu sắc, kiểu dáng. |
Tùy thuộc vào mặt bằng sẵn có mà chính bạn quyết định sửa, trang trí quán cafe nhiều hay ít. Việc này đòi hỏi Gu thẩm mỹ cao hơn 1 chút. Nếu cẩn thận hãy tìm một người có chuyên môn về thiết kế và thi công quán cafe tư vấn cho bạn. Họ sẽ tính toán chi phí khá chính xác theo nhu cầu của bạn
Nếu bạn là tự tin với khiếu thẩm mỹ của mình hãy mạnh dạn biến nó thành tác phẩm riêng của bạn. Không đụng hàng với bất cứ đâu.
Ví dụ : vẽ 1 bức tranh, Thêm vài bóng đèn trang trí làm thủ công Handy craft. Đặt 1 cây Hoa giả ngay tại trung tâm quán làm điểm checkin cho khách
Kể cả các mẫu bàn ghế cafe cũng vậy. Bạn có thể bố trí và làm theo ý của mình. Nội thất Đại Lợi có nhiều mẫu bàn và ghế cafe đẹp khác nhau. Bạn có thể tham khảo ngay tại website này.
Lưu ý : Cố gắng tận dụng những mẫu bàn ghế cafe có sẵn để tiết kiệm chi phí tối đa. (và nếu sau này có vấn đề hỏng thì dễ dàng thay thế mà không mất quá nhiều chi phí và thời gian).
Chỉ có những nơi không thể đặt các loại bàn, ghế có sẵn hãy nghĩ đến việc đặt theo yêu cầu kích thước, màu sắc bạn nhé
Nội Thất Đại Lợi sẵn sàng phục vụ bạn nếu bạn có nhu cầu đặt bàn ghế cafe theo yêu cầu, từ kích thước cho đến màu sắc. Cam kết với bạn là giá cả cạnh tranh nhất Vịnh Bắc Bộ này
Tùy vào các sản phẩm kinh doanh mà có các vật dụng và máy móc khác nhau. Dưới đây là Các vật dụng cơ bản không thể thiếu trong 1 quán cafe
Đối với mặt bằng. Chỉ cần bỏ ra nhiều tiền là có thể có 1 mặt bằng đẹp. Nhưng về nguồn cà phê, có thể bỏ ra nhiều tiền chưa chắc đã chọn được loại cà phê phù hợp. Vì thế hãy lựa chọn thật kỹ nhà cung cấp cafe chất lượng.
Mặt bằng đẹp, trang trí hoàn hảo nhưng đừng để khách hàng thất vọng về chất lượng cafe
Hoạch định kế hoạch marketing như treo băng rôn, phát tờ rơi, quảng cáo online, thiết kế đèn led, biển bảng… Phương án quản lý từ khâu nguyên liệu, thu ngân, nhân viên phục vụ, giữ xe…
Cần tính toán trước chi bao nhiêu tiền để dành cho marketing? giả sử bạn có 500tr. Hãy trích tối thiểu 10% để dành cho quảng bá và marketing.
Và bạn cũng chuẩn bị tinh thần trước các vấn đề doanh thu không đạt như kỳ vọng. Thậm chí lỗ vài tháng đầu tiên. Hãy tập quen với điều đó. Vì trong ngành F&B đó là điều dễ xảy ra.
Nhưng cách mà bạn đưa khách hàng về, đồ uống ngon, giá hợp lý. Nhân viên thân thiện, vui vẻ sẽ kéo khách hàng quay trở lại và nó sẽ trở thành lãi của bạn trong tương lai
Tùy vào quy mô của quán cà phê mà bạn có thể linh động tuyển số người sao cho phù hợp. Đối với những quán nhỏ. Chỉ cần 1 người pha chế, 1 thu ngân kiêm phục vụ và 1 phục vụ.
Đối với các quán lớn hơn có thể tùy vào tình hình thực tế để tuyển thêm nhân viên sao cho phù hợp nhất
Ngoài ra bạn cần nghiên cứu kỹ các loại cafe, cách chế biến cũng như cách bảo quản
Người Việt ta có câu. Có thờ có thiêng có kiêng có lành. Vì thế khi đầu tư một khoản tiền lớn như vậy. Hãy cẩn trọng chọn ngày và giờ khai trương cho phù hợp. Việc này không tốn Chi Phí nhiều như bạn nghĩ đâu. Nhưng nó cũng rất quan trọng đừng bỏ qua bạn nhé
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hình dung được những gì cần chuẩn bị cũng như việc lên kinh phí sao cho chính xác nhất
Chúc các tiệm lúc nào cũng đông khách