Tôi đã mua sắm đồ nội thất bằng gỗ. Nhưng lần đầu tiên tôi nghe nói đến “gỗ cao su”. Vì vậy, tôi đang băn khoăn không biết nó là gì và có tốt không?
Gỗ cao su tên tiếng anh là rubber wood. Là loại gỗ nhẹ, giá thành rẻ lấy từ cây cao su sản xuất mủ, nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất cao su tự nhiên. Gỗ cao su còn được gọi là “parawood”
Hầu hết chúng ta đã quen với các sản phẩm làm từ mủ cây cao su mà ít quan tâm đến gỗ cao su. Trên thực tế, loại gỗ này được sử dụng khá nhiều trong sản xuất đồ nội thất trong gia đình. Nhà sản xuất tận dụng những ưu điểm và tránh các nhược điểm của loại cây này trong khi chế tác các sản phẩm. Vậy ưu nhược điểm của gỗ cây cao su là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Được trồng phổ biến ở các tỉnh khu vực phía nam + Tây Nguyên – Việt Nam như : DacLak DakNong, Gia Lai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai…
Ngoài ra trên thế giới có một số vùng có lượng cây cao su rất lớn như Amazon và Brazil.
Sau khi cây trưởng thành (khoảng 9 năm) thì bắt đầu khai thác mủ. Sau khi tuổi thọ kinh tế của cây cao su thường từ 26-30 năm, sản lượng mủ thu được rất thấp và người trồng rừng đã chặt bỏ cây cao su và trồng cây mới.
Vì vậy, không giống như các loại gỗ khác được đốn hạ chỉ với mục đích sản xuất đồ nội thất, gỗ cao su chỉ được sử dụng sau khi nó hoàn thành chu trình sản xuất mủ và chết đi.
Cây cao su còn nhỏ giúp môi trường xanh sạch, Sau 9-10 năm lại cho giá trị về kinh tế rất lớn. 26-30 năm sau lại được tận dụng gỗ làm đồ nội thất. Thật tuyệt vời phải không nào
Do đó, loại gỗ này thân thiện với môi trường theo đúng nghĩa. Vì thế nó được mệnh danh là loại gỗ “thân thiện với môi trường” nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp đồ nội thất ngày nay
Sau khoảng 30 – 40 năm khai thác mủ, cây cao su được đốn hạ để sản xuất thành các đồ nội thất. Thân cây cao su được nghiền nhỏ thành bột và ép cứng thành gỗ công nghiệp, chủ yếu là MFC. Người ta thường sử dụng loại gỗ này để thiết kế các loại bàn ghế, tủ bếp trong gia đình.
Ban đầu có nguồn gốc thuộc khu rừng mưa Amazon nhưng ngày nay thì loại cây này đã được trồng rất nhiều ở những vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, phát triển thích hợp trong nhiệt độ khoảng 22 – 30 độ C.
Riêng tại Việt Nam, lần đầu tiên loại cây này xuất hiện vào năm 1878 tại Sài Gòn do người Pháp đưa vào. Tuy nhiên, Cây cao su không thể sống sót. Mãi đến năm 1897 loài cây này mới thực sự chính thức hiện diện, sống và sinh trưởng tốt. Và công ty cao su đầu tiên tại nước ta được thành lập có tên là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) vào năm 1907. Cho đến nay, những tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ cũng trồng cây cao su.
Từ thời Pháp thuộc. Cây sao su đã được nhập về Việt Nam với mục đích trồng khai thác lấy mủ cao su.
Sau khi hết chu kì lấy mủ phần thân cây được người dân đem làm củi hoặc vứt bỏ không.
Sở dĩ gặp phải trường hợp này là vì gỗ cao su thuộc nhóm gỗ VII tức là gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mục mối tấn công sau 1 thời gian nên ít có giá trị về gỗ và chẳng mấy ai quan tâm.
Tuy nhiên, vào những năm 2000, gỗ cao su ghép thanh đã qua tẩm sấy và xử lý nên chất lượng tốt hơn rất nhiều. Được quan tâm và bắt đầu sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày nhất là nội thất.
Đó là lý do vì sao bạn nên đọc bài viết này để tìm hiểu về dòng gỗ cao su hiện nay.
Gỗ cao su gây ấn tượng cả về màu sắc, tính chất, tuổi thọ,… nên được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất đồ gỗ nội thất. Các đặc điểm nổi bật của gỗ cây cao su được đánh giá như sau:
Về màu sắc
Gỗ cao su có màu vàng tươi, vàng xám hay vàng nâu, tùy thuộc vào vị trí trồng và thời gian trồng cây. Màu vàng của thân cây cao su cho cảm giác sạch sẽ, sang trọng, dễ phối kết hợp với nhiều bối cảnh khác nhau. Người ta có thể sản xuất bàn ghế ăn, bàn ghế sân vườn, tủ bếp, tủ đựng đồ,…
Độ đàn hồi, liên kết tốt
So với nhiều loại gỗ khác dễ bị giòn mục, gỗ cao su có độ đàn hồi, độ liên kết rất tốt. Trong suốt quá trình sử dụng, các sản phẩm làm từ gỗ cây cao su không bị biến dạng, không bị nứt mẻ hay co rút. Ngoài ra, sản xuất đồ nội thất từ gỗ cao su cũng dễ dàng hơn nhờ khả năng dễ uốn cong, không bị nứt gãy.
Gỗ cao su không thấm nước
Tính năng không thấm nước là yếu tố cơ bản tạo nên độ đàn hồi và tuổi thọ dài của các sản phẩm gỗ công nghiệp. Đó cũng là lý do phần nào người ta sử dụng loại gỗ này để làm tủ bếp, cách cửa ra vào,…
Gỗ cao su có độ bền cao
Trong điều kiện bảo quản tốt, các đồ nội thất được chăm sóc thường xuyên, sản phẩm làm từ cao su sẽ cho thời gian sử dụng lên đến hàng chục năm, bền bỉ với thời gian.
So với các loại gỗ tự nhiên khác thì gỗ cao su có tuổi thọ không thể sánh bằng. Qua quá trình sản xuất chuyên dụng. Thân cây cao su được kết hợp với nhiều chất phụ gia khác. Khiến một bộ phận khách hàng còn kén chọn. Gỗ công nghiệp làm từ gỗ cây cao su được sản xuất thành một số mặt hàng nhất định trong sinh hoạt gia đình, không phải tất cả đồ nội thất đều có nguồn gốc từ thân cây cao su.
Có thể thấy, gỗ cây cao su cũng tương tự như nhiều loại gỗ khác có điểm mạnh và điểm hạn chế khác nhau. Điều quan trọng là cả nhà sản xuất cũng như khách hàng tìm được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Số tiền bỏ ra cho các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp cũng khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn.
Gỗ cao su khi cưa có một ánh sáng vàng để màu trung nhưng sau khi nó đã được tiếp xúc với ánh sáng và lò quá trình làm khô , nó quay sẫm màu với những vệt nâu vừa và sắc thái màu hồng nhạt.
Bề ngoài của dát gỗ không khác biệt với tâm gỗ và rất khó phân biệt. Các mạch dọc cung cấp cho thớ một vẻ ngoài thô ráp cũng tạo cho gỗ một nét đặc trưng.
Nói đến màu sắc của gỗ cao su. Hiện nay luôn cho màu sắc ánh vàng đa dạng từ xám, sáng đến nâu. Thích hợp cho nhiều không gian trong nhà và rất sang trọng. Bên cạnh màu sắc tự nhiên của gỗ cao su. Thì khi thực hiện những dòng sản phẩm bàn ghế gỗ cao su sẽ được phủ lên 1 lớp UV và 2K nhằm tạo 1 lớp nhẵn bóng, làm cho vân gỗ đẹp hiện ra rõ nét hơn, chống trầy cũng chống thấm nước tốt hơn.
Là chất lượng tốt nhất, thích hợp cho việc sản xuất thành phẩm gỗ yêu cầu đẹp tuyệt đối. Gỗ ghép Cao su, hai mặt và các cạnh đẹp, màu sắc hài hòa. Chính nhờ vậy mà bạn không cần bỏ nhiều thời gian và công sức để hoàn thành một sản phẩm như ý muốn của mình mà không phải lo lắng về mẫu mã, màu sắc và chất lượng của ván
Một mặt đẹp, một mặt tương đối là loại AB. Mặt A đẹp tuyệt đối không cho phép mắt chết đường chỉ đen. Còn mặt B cho phép mắt sống mắt đen nhỏ với đường kính trung bình bé hơn 5mm. Đường chỉ đen ngắn và trung bình cho phép đường chỉ, mắt sống tối đa là 4 – 5. Mặt hàng này phù hợp với việc sản xuất các loại gỗ thành phẩm như: mặt bàn, cửa tủ, tủ bếp…
Mặt A đẹp tuyệt đối không cho phép mắt chết đường chỉ đen. Còn mặt C không giới hạn đường chỉ hay mắt đen. Chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt đẹp.
Gỗ cao su ghép thanh chất lượng BC: Mặt B cho phép mắt sống mắt đen nhỏ với đường kính trung bình bé hơn 5mm. Đường chỉ đen ngắn và trung bình cho phép đường chỉ, mắt sống tối đa là 4 – 5. Còn mặt C không giới hạn đường chỉ hay mắt đen, chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt đẹp.
2 mặt xấu, thường dùng để làm cốt gỗ dán veneer lên bề mặt
Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC)
Tiếp tuyến Hệ số co dư: 1.2 (%)
Triệt Hệ số co dư: 0.8 (%)
Độ cứng: – 4350 (N)
Tĩnh uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC
Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
Chúng ta có thể thấy rõ những tấm gỗ này được tạo thành từ nhiều miếng ván nhỏ ghép song song với nhau với chiều dài tương đương và không bắt buộc cùng chiều rộng.
Ở 2 đầu của thanh gỗ được xẻ hình răng cưa. Sau đó ghép các đầu này lại với nhau thành thanh có kích thước giống nhau. Các thanh gỗ này được ghép song song tạo thành miếng gỗ lớn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vết răng cưa trên bề mặt gỗ.
Do thân cây cao su khá nhỏ, để tạo được những tấm gỗ ghép cao su lớn thì phải ghép với nhau bằng 3 cách trên. Từ đó mới có những tấm gỗ, tấm ván ghép để làm bàn. tủ và kệ…
Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình vẽ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó ghép song song các thanh này với nhau
Liên quan đến câu hỏi gỗ cao su có tốt không? Chúng tôi xin khẳng định với độc giả đây là loại gỗ cũng tốt. Nhưng so với nhiều dòng gỗ khác gỗ cao su không tốt bằng. Vì vậy, Nó phù hợp với những gia đình có thu nhập vừa phải. Lựa chọn đồ nội thất làm từ gỗ cao su cũng không phải là sự lựa chọn tồi đâu ạ.
Gỗ cao su rất thích hợp cho một loạt các dự án chế biến gỗ và có các mức độ chất lượng khác nhau:
Bắt đầu từ giữa những năm 1980. Gỗ cao su nổi lên như một nguồn tài nguyên thay thế cho ngành công nghiệp gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ khác. Và hiện nay đã trở thành một trong những loại gỗ phổ biến nhất cho ngành công nghiệp này.
Vì vậy, bất chấp tên gọi của mình. Gỗ cao su là một loại gỗ cứng thực sự có độ cứng vừa phải, có kết cấu trung bình, mật độ và trọng lượng tương tự như gỗ thích hoặc tần bì.
Ngoài ra, gỗ cao su còn được gọi là gỗ Parawood hoặc gỗ sồi Malayasian. Mặc dù bề ngoài và đặc tính của chúng khác với gỗ sồi hoặc gỗ tếch.
Có nhiều màu sắc đa dạng, lớp hoàn thiện đẹp. Gỗ cao su là một lựa chọn phổ biến cho các nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình giá rẻ
Gỗ cao su tự nhiên có độ bền thấp. Nhưng sau khi được xử lý bằng chất bảo quản nó trở thành loại gỗ rất tốt để sử dụng trong nhà thậm chí là ngoài trời
Gỗ cao su được sử dụng phổ biến nhất bao gồm đồ nội thất bàn, ghế, tủ, xưởng sản xuất nội thất, phụ kiện nhà bếp (thớt, dao khối).
Ngay cả những mảnh gỗ cao su nhỏ cũng được sử dụng. Bằng cách dán chúng lại với nhau, nó tạo ra các tấm từ đó sản xuất mặt bàn, khay và ghế ngồi…
Câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi là : Gỗ Cao Su hoàn toàn là gỗ thật
Nhiều người lăn tăn không biết gỗ cao su có độc hay không? Chúng tôi có thể khẳng định với các bạn rằng. Gỗ cao su không hề độc hại mà ngược lại nó còn rất thân thiện với môi trường. Bề mặt có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì chúng cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
Đồng thời việc khai thác, chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng và xây dựng thiên nhiên thêm tươi và xanh hơn.
Cái này tùy thuộc vào sở thích, giá thành mà bạn có thể lựa chọn riêng cho mình. Gỗ cao su hiện nay cũng là dòng gỗ khá phổ biến được dùng trong sản xuất nội thất. Vậy nên có nên mua gỗ cao su hay không tùy theo sở thích và ưu điểm của dòng gỗ này mà bạn có thể lựa chọn phù hợp ạ.
Hiện nay rất nhiều công ty cung cấp tại các khu vực phí nam và Tây Nguyên . Khách hàng có thể tham khảo thêm các đơn vị khác để nắm bắt thông tin tốt nhất,
Hiện tại, Giá phôi gỗ cao su trên thị trường hiện nay dao động từ 4,5-6,8 triệu đồng/m3 tùy loại quy cách và chất lượng (A, B, C,…). So với các năm 2019, 2018 thì giá gỗ hiện tại được ổn định hơn nhiều. Dù năm 2020 xảy ra dịch bệnh Covid-19 nhưng không làm ảnh hưởng đến nguồn cung cầu của sản phẩm.
Bài Viết được Nội Thất Đại Lợi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Vì thế khách hàng cần mua hàng hay tư vấn thêm các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Hotline 1: 0965.579.456
Hotline 2: 0971.017.180
Hotline 3: 0971.017.180
Cần mua ván 1m2×60 và 80×40 làm mặt bàn giá nhiêu
60x120cm giá 350k b nhé